25/07/2024

Tin Mới 360

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Mỹ Thuật | Y Học

Mạng 6G và cuộc đua giữa các nước đứng đầu về công nghệ

Cuộc đua triển khai mạng 6G trên thế giới
6 phút, 26 giây để đọc.

Khoa học công nghệ đang phát triển ngày càng mạnh mẽ, những công nghệ mới cũng liên tiếp ra đời. Đặc biệt là ở những nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,…thì công nghệ luôn luôn dẫn đầu. Trong khi nhiều nước trên thế giới còn mất nhiều năm để phủ sóng 5G thì các quốc gia này đã ráo riết nghiên cứu triển khai mạng 6G.

Công nghệ di động thế hệ thứ 6 (6G) theo dự kiến sẽ được triển khai thương mại vào năm 2030. Mặc dù vẫn còn khoảng 10 năm nữa. Nhưng hiện nay nhiều quốc gia và tổ chức đã có kế hoạch để đi trước. Với tham vọng muốn đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp của các nước thì đây sẽ là cuộc đua công nghệ khốc liệt và mạnh mẽ.

Hàn Quốc sẽ đầu tư 220 tỷ won để triển khai mạng 6G

Trong bối cảnh mạng di động thế hệ thứ năm (5G) vẫn chưa được phổ biến rộng rãi trên thế giới. Những quốc gia đứng đầu về công nghệ đã ráo riết chạy đua phát triển mạng 6G. Theo Yonhap, gần đây, Hàn Quốc thông báo sẽ đầu tư 220 tỷ won (195 triệu USD). Để phát triển và tiêu chuẩn hóa công nghệ mạng 6G vào năm 2025. Ngoài ra, nước này còn tiến hành nghiên cứu chung với Mỹ. Nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trong cuộc đua toàn cầu về công nghệ của tương lai. Khoản đầu tư này cho thấy quyết tâm duy trì lợi thế về công nghệ viễn thông của Hàn Quốc. Sau khi trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới thương mại hóa mạng 5G vào tháng 4-2019.

Hàn Quốc đã bắt tay vào kế hoạch triển khai thương mại mạng 6G

Với thành công đạt được trong lĩnh vực 5G. Hàn Quốc đang có tham vọng trở thành quốc gia đầu tiên triển khai dịch vụ 6G. Mục tiêu của quốc gia Đông Bắc Á này là thương mại hóa mạng 6G vào năm 2028. Tại cuộc họp với các chuyên gia và lãnh đạo các công ty công nghệ. Bộ trưởng Khoa học, Công nghệ thông tin và Truyền thông Hàn Quốc Lim Hye-sook nhấn mạnh: “Vì mạng di động thế hệ tiếp theo là nền tảng của đổi mới kỹ thuật số. Chúng ta nên đóng một vai trò táo bạo và đầy thách thức. Để dẫn đầu thị trường quốc tế trong kỷ nguyên mạng không dây thế hệ thứ 6 dựa trên kinh nghiệm trong lĩnh vực mạng đã có”.

Mạng 6G sẽ hướng đến một xã hội siêu thông minh

Dù phải mất nhiều năm nữa để hoàn thiện. Song hiện nay, mạng 6G đã được đánh giá sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Khi có tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn, độ trễ thấp hơn và độ tin cậy cao hơn so với mạng 5G. Việc ứng dụng mạng 6G giúp hướng đến một xã hội siêu thông minh. Nơi trí thông minh nhân tạo và robot là một phần thiết yếu của cuộc sống.

Theo GS, TS Mahyar Shirvanimoghaddam ở Đại học Sydney (Australia), kỷ nguyên 6G có thể hình thành khái niệm mới gọi là “giao diện máy tính dựa trên não bộ”. Cho phép con người sử dụng các thiết bị thông qua sóng não. Các chuyên gia đánh giá, mạng 6G sẽ có tốc độ nhanh hơn gấp 100 lần so với 5G.

Không chỉ vượt xa về tốc độ, 6G còn có khả năng phủ sóng ở khắp mọi nơi. Bao gồm đất liền, biển, trên bầu trời và thậm chí ở trong không gian. Điều này giúp giải quyết được hạn chế của mạng 5G. Tuy được coi là “chìa khóa” để đi vào thế giới Mạng lưới vạn vật kết nối Internet (IoT). Nhưng trên thực tế, mạng 5G vẫn còn hạn chế về khả năng truyền tín hiệu ở độ cao nhiều nghìn mét so với mặt đất hay ở sâu dưới mặt đất hoặc đáy biển.

Mạng 6G sẽ hướng đến một xã hội siêu thông minh

Cuộc đua mạng 6G giữa các nước

Việc triển khai thương mại công nghệ di động thế hệ thứ 5 (5G) đã bắt đầu trên toàn thế giới. Tuy có thể nói rằng những năm của thập kỷ 20 này thuộc về 5G. Nhưng hiện tại, các chiến lược nghiên cứu và phát triển đang hướng đến những công nghệ nằm ngoài 5G. Sẽ không sai khi nói rằng cuộc đua đến 6G đang được tiến hành. Các tập đoàn và quốc gia lớn trên thế giới đang tìm cách thiết lập vị trí dẫn đầu của họ trong công nghệ mới này với quan điểm đồng thuận là sẽ thương mại hóa 6G vào khoảng năm 2030.

Trung Quốc lên kế hoạch triển khai vào năm 2029

Không riêng gì Hàn Quốc, các nước khác trên thế giới như Trung Quốc, Mỹ cũng đang nỗ lực giành vị trí dẫn đầu trong cuộc đua 6G. Trung Quốc đã lên kế hoạch triển khai mạng 6G vào năm 2029. Theo Gizchina, vào năm 2019, Trung Quốc đã thành lập nhóm Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển quốc gia về 6G. Đồng thời thành lập một nhóm khác gồm các chuyên gia để phát triển 6G. Tháng 11-2019, Trung Quốc thu hút sự chú ý của thế giới khi phóng vệ tinh thử nghiệm mạng 6G.

Mỹ hợp tác với Nhật Bản để không mất cơ hội đứng đầu công nghệ mạng 6G

Về phần Mỹ, từng bỏ lỡ cơ hội dẫn đầu về 5G. Giờ đây, xứ cờ hoa đang dồn lực vào việc nghiên cứu và phát triển mạng 6G. Thông qua các chương trình đầu tư hoặc hợp tác. “Trong khi thế giới đang khám phá các cơ hội từ 6G. Mỹ phải có hành động kịp thời nhằm bảo đảm vị trí tiên phong trong phát triển loại mạng này”, bà Susan Miller, người đứng đầu Liên minh Giải pháp công nghiệp viễn thông (ATIS), tổ chức phát triển các tiêu chuẩn kỹ thuật và hoạt động cho nền công nghiệp viễn thông có trụ sở chính tại Washington (Mỹ) cho biết.

Mỹ và Nhật Bản đầu tư 4,5 tỷ USD nghiên cứu công nghệ 6G

Trong một nỗ lực phát triển mạng 6G, Mỹ đã quyết định hợp tác với Nhật Bản. Hồi tháng 4 vừa qua, trong cuộc gặp tại Washington. Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã nhất trí một khoản đầu tư chung trị giá 4,5 tỷ USD nhằm phát triển 6G. Ông Vikrant Gandhi, Giám đốc cấp cao về công nghệ thông tin và truyền thông tại công ty tư vấn Frost & Sullivan nhận định: “Mỹ sẽ không dễ dàng để trượt mất cơ hội đứng đầu công nghệ mạng 6G”.

Cuộc cạnh tranh khốc liệt cho vị trí dẫn đầu

Việc các nước không tiếc tiền đầu tư cho công nghệ mạng 6G. Cho thấy tầm quan trọng của loại mạng này trong tương lai. Theo Bloomberg, cơ hội có được khi phát triển mạng 6G là vô cùng lớn. Nước nào dẫn đầu trong cuộc đua phát triển mạng 6G thì sẽ giành chiến thắng trong cuộc cách mạng công nghiệp tiếp theo.

Cuộc cạnh tranh giành vị trí dẫn đầu về 6G được dự đoán sẽ khốc liệt hơn nhiều so với cuộc đua 5G. Ông Peter Vetter, chuyên gia tại Công ty nghiên cứu Bell Labs thuộc hãng Nokia nhận định rằng cuộc đua 6G không khác gì một cuộc đua vũ trang. Vì sẽ cần đến một đội ngũ chuyên gia nghiên cứu hùng hậu nếu muốn vượt lên đối thủ.