26/07/2024

Tin Mới 360

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Mỹ Thuật | Y Học

Nhiều điểm sáng trong phát triển Nông sản 6 tháng đầu năm

4 phút, 15 giây để đọc.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp và lan rộng, đang có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, làn sóng dịch COVID-19 có tác động mạnh hơn ở lần này, cùng với nỗ lực của Chính phủ, ngành nông nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2021 có những điểm sáng. Một trong những thành công đáng được ghi nhận đó chính là việc mở rộng xuất khẩu cho mặt hàng vải thiều nói chung và ngành nông sản Việt nói chung.

Mời các bạn cùng theo chân yougotgo.com tìm hiểu những điểm tin nổi bật Kinh Tế Việt Nam về xuất khẩu nông sản qua góc chia sẻ bài viết dưới đây!

Xuất khẩu nông nghiệp – Cơ hội lớn cho trái vải

Chỉ tính riêng trong tháng 6, trên 180 tấn vải thiều Việt Nam đã được xuất khẩu đi Nhật và khoảng 4.000 tấn vải đi Mỹ… Xuất khẩu sang thị trường Pháp, Hà Lan, Australia khoảng 600 tấn. Đây là xuất khẩu chính ngạch trên tinh thần Hiệp định thương mại tự do EVFTA. Có thể nói đó là tiền đề tốt tạo thêm nhiều cơ hội để vải thiều Việt Nam nỗ lực vượt qua dịch bệnh Covid 19. Tiếp tục khơi thông các thị trường trên thế giới.

thu hoạch vải

Được biết, toàn bộ số vải thiều Bắc Giang xuất khẩu sang thị trường châu Â. Đều được kiểm dịch tại trạm kiểm dịch sân bay Nội Bài và vận chuyển bằng đường hàng không. Trước đó, Việt Nam cũng đã xuất khẩu thành công vải thiều của Hải Dương sang EU. Đó là những tín hiệu tốt cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu của vải thiều Việt Nam hiện nay.

Có thể thấy, Hiệp định thương mại tự do EVFTA có hiệu lực. Đã mở ra nhiều cơ hội để quả vải thiều của Việt Nam được đa dạng hóa thị trường. Mang lại những giá trị lớn cho ngành nông sản Việt Nam. Đây được coi là thành công nổi bật của nông nghiệp Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2021.

Việc khơi thông những thị trường xuất khẩu mới từ châu Âu, châu Mỹ… Đã khẳng định thương hiệu của quả vải thiều Việt Nam. Cũng như sự liên kết từ người nông dân, đến các bộ ngành. Giá trị của quả vải nói riêng, nông sản nói chung vì thế cũng được nâng lên rõ rệt trên trường quốc tế.

Các vấn đề được đặt ra trong xuất khẩu nông sản

Từ câu chuyện quả vải thiều, nhìn rộng ra, có thể thấy hội nhập kinh tế quốc tế mang lại những cơ hội to lớn. Cho nước ta trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản. Song chính trong đó lại hàm chứa những thách thức. Nhất là khả năng cạnh tranh của hàng hóa nông sản. Làm thế nào để nông sản Việt Nam phát huy được thế mạnh. Chiếm lĩnh thị trường quốc tế là vấn đề đang đặt ra.

nông sản
Nhiều loại nông sản của Việt Nam có mùa vụ ngắn. Việc thâm nhập vào các nước được đánh giá là một bàn đạp rất tốt. Để xúc tiến thị trường xuất khẩu cho nông sản Việt. Đặc biệt, xóa bỏ tình trạng được mùa rớt giá mà nông sản Việt Nam phải đối mặt. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra cho nông sản Việt chính là chất lượng, sự đầu tư công nghệ, vệ sinh an toàn thực phẩm. Ba cốt lõi này, nếu làm tốt thì xuất khẩu nông sản Việt Nam sẽ mang lại những giá trị kinh tế toàn diện.

Tái cơ cấu nông nghiệp đang đi đúng hướng

Những giải pháp phối hợp liên ngành, xử lý những đứt gãy thị trường tiêu thụ. Xuất khẩu nông sản do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã đem lại kết quả. 6 tháng năm 2021, Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo thúc đẩy mở cửa thị trường nông sản với các nước. Như: Peru, Australia… chủ động nghiên cứu, dự báo, tận dụng lợi thế từ các FTA để thúc đẩy xuất khẩu nông sản. Thúc đẩy lưu thông, thương mại biên giới, nắm bắt tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản.

Bên cạnh đó, phối hợp với Đại sứ quán, thương vụ Việt Nam tại các nước xây dựng các kênh trao đổi. Cung cấp thông tin các thị trường xuất khẩu trọng tâm như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, EU và Trung Quốc… Để phân tích, đánh giá, dự báo thị trường nông sản trong và sau đại dịch Covid-19. Từ đó đề ra giải pháp ứng phó kịp thời. Nhất là tạo điều kiện cho thương nhân Trung Quốc được nhập cảnh, đàm phán thu mua vải thiều. Đàm phán với các nước để kết nối, thúc đẩy xuất khẩu trái cây. Thủy sản sang Trung Quốc, Thái Lan, EU.