26/07/2024

Tin Mới 360

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Mỹ Thuật | Y Học

Hàng Việt Nam tìm “chỗ đứng” trong thị trường Nhật Bản

xuất khẩu Nhật Bản
6 phút, 10 giây để đọc.

Nhật Bản vốn nổi tiếng là thị trường kinh tế đòi hỏi rất cao về chất lượng hàng hóa nhất là đối với các sản phẩm nhập khẩu. Tuy nhiên, trong những năm gần trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu hàng Việt sang thị trường Nhật Bản liên tục tăng mạnh cho thấy doanh nghiệp Việt đã bắt đầu thực hiện tuân thủ “luật chơi” tiêu chuẩn khó tính nhất.

Như vậy, để chinh phục thị trường “khó tính” như ở Nhật Bản, mặt hàng của Việt Nam cần quan tâm và có những thay đổi như thế nào? Bạn đọc quan tâm cùng chúng tôi tìm hiểu qua thông tin dưới đây nhé!

Hàng Việt dần được ưa chuộng trên thị trường Nhật Bản

Ngày 25/6 vừa qua, tại Trung tâm thương mại Aeon Lake Town, tỉnh Saitama (Nhật Bản) đã khai mạc “Tuần hàng Việt Nam tại hệ thống siêu thị AEON – Nhật Bản”. Sự kiện đã thu hút hơn 100 DN Việt tham gia giới thiệu, quảng bá sản phầm.

Các sản phẩm được đưa sang Nhật Bản lần này chủ yếu là nông, thủy sản, thực phẩm. Đặc biệt là sản phẩm vải tươi được giới thiệu tại 350 siêu thị của Aeon. Đây không phải là lần đầu tiên DN Việt Nam giới thiệu sản phẩm vải thiều tới người tiêu dùng Nhật Bản. Trước đó, vào tháng 6/2020, sau 5 năm đàm phán về việc đáp ứng các quy định khắt khe. Khi đưa sản phẩm vào Nhật Bản, lần đầu tiên sản phẩm vải thiều ra mắt tại chuỗi siêu thị AEON. Và được người tiêu dùng Nhật Bản đón nhận cùng các loại hoa quả của Việt Nam như chuối, thanh long, xoài, dừa.

hoa quả

Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, Nhật Bản là thị trường XK lớn thứ 6 của Việt Nam. Sau Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, châu Âu và ASEAN. Năm 2020, mặc dù dịch Covid-19 khiến hoạt động XK gặp nhiều khó khăn. Nhưng kim ngạch vào thị trường Nhật Bản vẫn đạt 19,2 tỷ USD. Từ đầu năm đến nay, DN Việt Nam đã XK vào thị trường Nhật Bản. Lượng hàng hóa trị giá 8,4 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước.

Nhật Bản là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam

Nhấn mạnh Nhật Bản là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam. Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) Vũ Bá Phú cho biết. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản không cạnh tranh mà bổ sung cho nhau. Cụ thể, Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu nông, lâm, thủy sản, thực phẩm chế biến, hàng tiêu dùng các loại…, Trong khi Việt Nam lại có lợi thế cạnh tranh lớn về các sản phẩm này.

Đánh giá cao tiềm năng hợp tác thương mại và đầu tư giữa 2 nước. Nhất là liên quan tới mặt hàng nông sản, thực phẩm, theo các chuyên gia Nhật Bản. Hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng Nhật Bản đón nhận. Điển hình, theo kế hoạch của Tập đoàn AEON (Nhật Bản) sẽ nâng giá trị XK hàng Việt Nam sang Nhật. Lên 1 tỷ USD vào năm 2025, gấp 4 lần so với năm 2017.

Vượt rào cản khắt khe, thâm nhập sâu thị trường

Mặc dù người tiêu dùng Nhật Bản đã chấp nhận hàng Việt. Nhưng đây là thị trường “khó tính” đòi hỏi DN phải đáp ứng được nhiều quy định về chất lượng, tiêu chuẩn. Chuyên gia tư vấn thương mại quốc tế Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Makoto Nakamura cho biết. Khi XK hàng hóa nhất là nông thủy sản vào Nhật Bản. DN phải đáp ứng quy định chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật về vệ sinh môi trường rất khắt khe.

vải thiều tại Nhật Bản

Bên cạnh đó, DN cũng cần quan tâm đến xu hướng tiêu dùng của người Nhật Bản đối với hàng nông sản, thực phẩm. Cụ thể, để chọn mua một mặt hàng thực phẩm. Người tiêu dùng Nhật Bản quan tâm tới yếu tố tác động đến sức khỏe. Giá thành và sự tiện lợi của sản phẩm… Cùng với đó, trên bao bì sản phẩm phải có thông tin. Về thành phần dinh dưỡng, cách chế biến, bảo quản…

Nếu đáp ứng các quy định của Nhật Bản sẽ tạo cơ hội cho DN Việt Nam tăng kim ngạch XK. Nhưng số lượng DN và sản phẩm đạt tiêu chuẩn không nhiều. Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Hà Nội (HPA) Nguyễn Thị Mai Anh nhận định. Mẫu mã cũng như chất lượng ổn định của sản phẩm Việt còn rất hạn chế. Do đó, trong hàng chục DN với nhiều chủng loại sản phẩm cũng chỉ chọn được một số mặt hàng. Có đủ điều kiện để đưa vào hệ thống phân phối. Nguyên nhân là phần lớn DN nhỏ và vừa, hộ sản xuất vẫn yếu về nguồn lực tài chính, công nghệ.

Tìm hiểu, nghiên cứu sản phẩm phù hợp thị hiếu

“Để đáp ứng các tiêu chuẩn Nhật Bản. DN nên tìm hiểu, nghiên cứu các dòng sản phẩm xuất sang thị trường. Nguồn nguyên liệu phải phù hợp về kiểu dáng, thị hiếu của người tiêu dùng Nhật. Từ đó điều chỉnh chiến lược để phát triển và hội nhập”- bà Mai Anh khuyến cáo.

Để hàng Việt có thể thâm nhập sau vào Nhật Bản. Chuyên gia Vũ Bá Phú hiến kế, DN Việt ngoài việc quan tâm tới chất lượng. Giá cả của sản phẩm cần nâng cao hình ảnh, thương hiệu hàng Việt Nam. “Năm 2021 là năm đầu tiên sản phẩm vải thiều mang chính thương hiệu của DN Việt Nam. Được kèm theo tem truy xuất nguồn gốc itrace247.

nghiên cứu

Qua đó người tiêu dùng Nhật Bản sẽ hiểu rõ hơn. Về quá trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản, vận chuyển vải thiều”-ông Vũ Bá Phú nêu ví dụ. Có thể nói, để hàng Việt có chỗ đứng tại thị trường Nhật Bản. cũng như hệ thống cung ứng hàng hóa toàn cầu đòi hỏi các DN phải đạt được các tiêu chí về chất lượng, giá thành sản phẩm, bởi đây “bệ đỡ” khẳng định về chất lượng, thương hiệu hàng Việt.

Giải pháp trong thời gian tới

Trong nước, khó khăn, thách thức, rủi ro còn nhiều, nhất là khi tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đe dọa trực tiếp tới sản xuất công nghiệp ở các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Mùa du lịch đã qua tháng 6 trong khi mùa mưa bão đã đến, ảnh hưởng tới kích cầu tiêu dùng.

Nhiệm vụ đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm 2021 rất thách thức. Đòi hỏi vừa kiểm soát tốt dịch Covid-19 vừa bảo đảm sản xuất, kinh doanh, có giải pháp hỗ trợ phát triển công nghiệp và thúc đẩy xuất khẩu. Đẩy mạnh quảng bá sản phẩm nông sản trên các kênh thương mại điện tử. Hỗ trợ các địa phương thúc đẩy tiêu thụ lượng nông sản lớn