26/07/2024

Tin Mới 360

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Mỹ Thuật | Y Học

Dịch bệnh phức tạp, ngành xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng cao

4 phút, 54 giây để đọc.

Với tình hình kinh tế của thế giới nói chung và trong nước nói riêng đều có những đặc điểm phát triển tương đồng với nhau. Đặc biệt trong bối cảnh làn sóng dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp và căng thẳng như hiện tại. Theo như kết quả thống kê, về nhu cầu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đang tiếp tục tăng cao trong nửa cuối năm 2021. Vì vậy, cán cân thương mại sẽ được dự báo cải thiện trong thời gian sắp tới.

Có thể nói rằng ngành xuất khẩu của Việt Nam đang từng bước phát triển và có cơ hội tiềm năng lớn trong tương lai. Cùng yougotgo.com phân tích một số thông tin chứng minh đà phát triển vượt bậc kinh tế đáng quan tâm hiện nay.

Ngành xuất khẩu hàng hóa tăng cao

Bộ Công Thương đã đưa ra dự báo trên. Theo đại diện Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 6/2021 ước đạt 26,5 tỷ USD. Tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 157,63 tỷ USD, tăng trên 28 % so với cùng kỳ năm trước. Hầu hết các mặt hàng thuộc nhóm nông, thủy sản đều ghi nhận sự tăng trưởng trong nửa đầu năm nay. Trong đó, cao su là mặt hàng tăng trưởng mạnh nhất với mức tăng 80% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Trong 6 tháng vừa qua, xuất khẩu nhóm nông, lâm, thủy sản đem về 13,3 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, dù dịch bệnh ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Nhưng xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn duy trì mức tăng trưởng. Tới hơn 31% so với cùng kỳ năm 2020. Ước đạt 135,5 tỷ USD, chiếm 85,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

kinh doanh

Đà tăng trưởng này đến từ hầu hết các mặt hàng chủ chốt của nhóm. Như: điện thoại các loại và linh kiện tăng 14,2%, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 22,1%. Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng tới 63,4%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 61,1%…

Hoạt động nhập khẩu có sự gia tăng mạnh mẽ

Bộ Công Thương đánh giá, hoạt động xuất khẩu 6 tháng đầu năm. Tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước. Và khá bền vững dựa vào tăng trưởng đồng đều ở tất cả ngành hàng quan trọng. Như: điện tử, dệt may, giày dép, máy móc thiết bị, thủy sản… Và ở các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU… Trong khi đó, hoạt động nhập khẩu cũng có sự gia tăng mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm nay. Kim ngạch ước đạt 159,1 tỷ USD, với mức tăng 36,1% so với cùng kỳ năm trước.

Dù dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp. Nhưng Bộ Công Thương dự báo hoạt động xuất nhập khẩu sẽ tiếp tục khởi sắc trong thời gian tới. Khi các hiệp định thương mại tự do đang dần được thực thi một cách toàn diện hơn, hiệu quả hơn. Đặc biệt, các hiệp định như: CPTPP, EVFTA, UKFTA… Sẽ tiếp tục tạo điều kiện để hàng hóa của Việt Nam thâm nhập vào các thị trường đối tác với thuế quan ưu đãi.

Cơ hội lớn để Việt Nam đẩy mạnh ngành xuất khẩu

Giá hàng hóa xuất khẩu cũng đang có xu hướng tăng. Nhất là các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam sẽ là động lực quan trọng để gia tăng giá trị xuất khẩu. Ngoài ra, nhu cầu hàng hóa trên thị trường thế giới đang hồi phục trở lại. Đây là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng có thế mạnh.

xuất khẩu hàng hóa

Đại diện Bộ Công Thương cho biết, chu kỳ nhập khẩu hàng hóa nguyên liệu sản xuất. Thường tăng vào đầu năm và giảm vào giai đoạn nửa cuối năm. Trong khi xuất khẩu đạt đỉnh điểm vào nửa cuối năm. Nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cao trong nửa cuối năm 2021. Vì vậy, cán cân thương mại được dự báo sẽ cải thiện trong thời gian tới.

Phương án thị yếu của thị trường nước ngoài

Ông Nguyễn Văn Việt, vụ trưởng Vụ Kế hoạch, cho biết theo báo cáo của Tổng cục Thống kê. Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm ước đạt 3,84%. Trong đó nông nghiệp tăng 3,71% (chăn nuôi tăng 5,73%), lâm nghiệp tăng 3,98%, thủy sản tăng 4,25%.

Theo ông Việt, để đạt mục tiêu, bộ sẽ tập trung phát triển mạnh thị trường xuất khẩu. Và đàm phán để tháo gỡ rào cản thương mại. Rào cản kỹ thuật của các nước đối với hàng hóa nông sản xuất khẩu của Việt Nam.

Đối với thị trường Mỹ sẽ theo dõi sát sao và có phương án kịp thời liên quan áp dụng Luật Farm Bill trong thủy sản. Nguồn gốc hợp pháp gỗ và sản phẩm gỗ, điều tra chống bán phá giá đối với mật ong… Tiếp tục đàm phán mở cửa thị trường cho các sản phẩm nông sản hai bên. Đối với thị trường Trung Quốc sẽ đẩy nhanh tiến độ đàm phán mở cửa xuất khẩu chính ngạch các nông sản có giá trị. Và tiềm năng xuất khẩu như khoai lang, sầu riêng, ớt, chanh leo, bưởi, dừa…