Sàn giao dịch nợ xấu được thành lập nhằm hướng đến mục tiêu cung cấp một loại hình dịch vụ mới, có tính hiệu quả và chuyên nghiệp trong các hoạt động xử lý nợ xấu để từ đó nâng cao vị thế cũng như vai trò của sàn giao dịch nợ xấu. Qua đó góp phần xử lý nhanh chóng và dứt điểm nợ xấu, thúc đẩy thị trường mua bán nợ phát triển với vai trò trung tâm của thị trường là sàn giao dịch nợ xấu. Sàn giao dịch nợ được các chuyên gia dự báo sẽ thu hút sự quan tâm đặc biệt của các tổ chức tín dụng và nhiều nhà đầu tư. Qua đây kỳ vọng sẽ hình thành một môi trường mua bán và xử lý nợ xấu sôi nổi, có tính hiệu quả tại thị trường Việt Nam.
Cần thị trường đúng nghĩa
Theo chuyên gia Huỳnh Trung Minh, mặc dù Nghị định 69/2016/NQ-CP của Chính Phủ đã quy định cụ thể về dịch vụ kinh doanh mua bán nợ, nhưng đối tượng áp dụng trong Nghị định là khá hẹp, chỉ gồm doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ và tổ chức, cá nhân có nhu cầu kinh doanh dịch vụ mua bán nợ. Trong khi một số chủ thể khác đang hoạt động trên thị trường mua bán nợ hiện nay vẫn tiếp tục được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật khác.
Sàn giao dịch nợ xấu dự kiến sẽ chính thức hoạt động; vào cuối tháng 9, hoặc đầu tháng 10 tới. Sàn giao dịch được kỳ vọng sẽ giúp đẩy nhanh quá trình mua bán nợ xấu. Tất cả các khoản nợ xấu đều có thể được rao bán, thông tin thực trạng của khoản nợ; sẽ được công khai trên sàn. Cho phép những người có nhu cầu mua, bán tìm hiểu. Sàn vừa đóng vai trò cầu nối mua bán nợ, vừa có thể tư vấn; môi giới riêng với tài sản đảm bảo.
“Sàn này có thể môi giới cho khách hàng quan tâm đến khoản nợ xấu, tham gia cổ phần, tham gia vốn, các phương án, các ý tưởng để tái cấu trúc, phục hồi hoạt động kinh doanh sản xuất của chính doanh nghiệp hay khách hàng cá nhân có nợ xấu đó”, Chủ tịch Công ty Quản lý Tài sản của các Tổ chức Tín dụng Việt Nam (VAMC) Nguyễn Tiến Đông cho hay.
Sự tham gia của các ngân hàng thương mại
Khoảng 30 thành viên đã đăng ký tham gia sàn giao dịch nợ, chủ yếu là công ty mua bán nợ của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, để có thể thu hút thêm nhà đầu tư; các chuyên gia khuyến nghị cần sửa đổi Luật Đất đai. Cho phép cá nhân, hoặc nhà đầu tư nước ngoài nhận thế chấp quyền sử dụng đất.
“Điều 179, khoản 1 quy định tổ chức kinh tế, cá nhân chỉ được nhận; thế chấp quyền sử dụng đất của cá nhân và hộ gia đình. Không được nhận thế chấp của tổ chức kinh tế. Nợ ở đây chủ yếu là nợ của các doanh nghiệp. Đương nhiên họ mua bán nợ mà không nhận được quyền thế chấp sử dụng đất. Thì nó trở thành không mua bán được, không thực hiện được trên thực tế”. Giám đốc công ty luật ANVI Trương Thanh Đức cho biết.
Ngoài ra, những vướng mắc hiện nay liên quan tới việc thẩm định giá tài sản đảm bảo; cũng cần được tháo gỡ. Bởi 65% tài sản đảm bảo vẫn là bất động sản. “Tiến trình thẩm định giá chưa được tốt, nên có nhiều khoản nợ; đưa ra thị trường, rao bán mà không được. Một số địa phương chỉ cho phép tổ chức này được phép thẩm định lại giá của tài sản đảm bảo này. Mà không cho doanh nghiệp ở địa phương khác vào cuộc để thẩm định giá”. Ông Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, chia sẻ. Đến cuối tháng 6, VAMC đã mua được khoảng 10.000 tỷ đồng; theo trái phiếu đặc biệt và 2.000 tỷ đồng nợ xấu theo giá trị thị trường.
Bài Viết Tương Tự
Vụ vải thiều Bắc Giang thắng lớn với doanh thu hơn 6.800 tỷ đồng
Tình hình trái cây Việt tìm đường xuất khẩu qua Trung Quốc
Hà Nội tổ chức Ngày hội Livestream mua sắm đặc sản OCOP lần 2