27/07/2024

Tin Mới 360

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Mỹ Thuật | Y Học

Dấu hiệu thường gặp khi mắc bệnh nấm da đầu

Khi bị nấm da đầu làm rụng tóc, tùy vị trí tóc bị gãy có màu xám
7 phút, 39 giây để đọc.

Nấm da đầu là bệnh thường gặp, nguyên nhân chủ yếu do vệ sinh đầu kém hoặc thường xuyên để tóc ướt khi ngủ. Tình trạng này gây ngứa ngáy khó chịu và lâu ngày có thể dẫn đến rụng tóc khiến người bệnh mất tự tin. Nếu mới bị nhiễm nấm, các loại thuốc bôi ngoài da thường được kê đơn để giảm ngứa và viêm da, ngăn ngừa đóng vảy và loại bỏ các triệu chứng mà không cần dùng đến thuốc uống. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc tương ứng tùy theo tình trạng bệnh, người bệnh không được tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Cùng tìm hiểu kĩ hơn về bệnh để có giải pháp điều trị kịp thời.

Biểu hiện của bệnh nấm da đầu

Khi bị nấm da đầu làm rụng tóc, tùy vị trí tóc bị gãy có màu xám

Bác sĩ Chuyên khoa Da liễu – Nguyễn Trường Thắng cho biết, bệnh nấm da đầu là một loại bệnh do chủng nấm Trichophiton và Microsporum gây nên. Tùy sang thương mà có biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, thông thường sẽ có mảng, có những sẩn xung quanh ngoài rìa và bên trong sang thương có vảy mỏng. Khi bị nấm da đầu làm rụng tóc, tùy vị trí tóc bị gãy có màu xám hoặc máu trắng. Có trường hợp là mụn sẩn, mụn viêm ở ngoài rìa của sang thương.

Giai đoạn I: Xuất hiện nhiều gàu

Đây là dấu hiệu bình thường mà đa số mọi người đều có thể bị nên rất nhiều người chủ quan với nó. Một khi đã bị nhiễm nấm, da đầu của bệnh nhân sẽ tiết ra một lượng bã nhờn nhiều hơn so với bình thường. Cùng với những lớp tế bào chết trên da đầu tạo thành gàu. Đối với người bị nấm da đầu, gàu sẽ bám ướt trên tóc và da đầu. Gây ngứa và cảm giác mất tự tin khi giao tiếp với người khác.

Giai đoạn II: Cảm giác ngứa dữ dội, da đầu nổi mụn

Gàu xuất hiện kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và bứt rứt. Bạn sẽ luôn trong tình trạng muốn gãi đầu vì ngứa. Nếu gãi mạnh quá có thể làm tổn thương da đầu. Ngoài ra một số trường hợp còn xuất hiện nhiều nốt mụn đỏ trên mảng da đầu bị nấm.

Giai đoạn II: Rụng nhiều tóc

Thông thường lúc mới bị bệnh, bệnh nhân chưa có dấu hiệu rụng tóc ngay. Nhưng sau khoảng 20 ngày thì tóc của bệnh nhân sẽ rụng nhiều và thưa, nhất là khi gội đầu và chải tóc. Nếu bị nấm từng mảng da đầu thì mảng da bị nấm đó. Có thể rụng nhiều tóc và hình thành những mảng hói lớn. Những mảng hói này thường có hình tròn hoặc hình bầu dục, to nhỏ. Tùy mức độ của bệnh, gây mất mỹ quan cho bệnh nhân.

Dấu hiệu nấm da đầu phổ biến

Mảng da này sau 1 thời gian sẽ sưng đỏ lên mà mưng mủ

Do Trichophyton gây nên

Loại nấm này ban đầu gây nên những mảng da đỏ có vảy hình tròn. Mảng da này sau 1 thời gian sẽ sưng đỏ lên mà mưng mủ. Tóc ở vùng da đầu nhiễm nấm rất cứng và dễ gẫy. Nền mảng da bị nấm có những mảng vảy mỏng, tóc lành xem kẽ tóc bị cụt gần gốc do gẫy. Bệnh này gây ngứa và hói tạm thời ở những mảng da bị nấm.

Do chủng nấm Microsporum gây nên

Khi loại nấm này tấn công, nó làm tổn thương da đầu và tóc bị rụng thành đốm có đường kính vài centimet. Phần đốm bị rụng tóc có da màu xám như màu vảy da, cọng tóc gãy gần với gốc. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 1 – 12 tuổi, ít gặp ở người lớn.

Nhiễm nấm Kerion de celse

Đây là một thể nhiễm nặng với các triệu chứng. Như xuất hiện các ổ mủ ở nang lông hay còn gọi là áp-xe nang lông. Bề mặt vùng tổn thương có vảy mủ, các vảy có hố lõm mủ màu vàng. Mủ này có mùi rất hôi, tóc bị trụi.

Phân biệt biểu hiện nấm da đầu và gàu

Gàu: Là biểu hiện rối loạn ở lớp sừng của da đầu. Tình trạng này gây tình trạng đóng vẩy trắng sau đó rớt thành mảng hoặc tấm li ti trên tóc. Thông thường tế bào da có chu kỳ từ 4-6 tuần, trong trường hợp bị gàu chu kỳ này là 2-3 tuần. Do đó làm bong tróc nhiều hơn. Nấm da đầu: Là những mảng tróc vảy kèm theo đa phần là rụng tóc và có sẩn trên da đầu.

Gàu chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt, ít nhiều gây mất thẩm mỹ. Trong khi đó bệnh nấm da đầu không điều trị đúng sẽ để lại di chứng là hói đầu vĩnh viễn. Ngoài ra, bệnh nấm da đầu còn dễ bị nhầm lần với các bệnh viêm da tiết bã, vảy nến da đầu, á sừng da đầu, chốc lở. Vì thế, bệnh nhân cần đến các bệnh viện da liễu uy tín để được chẩn đoán chính xác nhất.

Nguyên nhân

Lười vệ sinh và vệ sinh vùng da đầu không sạch sẽ. Chính là điều kiện thuận lợi để vi nấm gây bệnh phát triển. Khi mồ hôi tiết ra nhiều cùng với các lớp tế bào chết trên da đầu. Khiến cho vi nấm dễ dàng tấn công da đầu và gây nên bệnh nấm da đầu.

Nhiều người có thói quen để tóc ẩm ướt khi đi ngủ. Đây có lẽ là nguyên nhân chiếm số đông những người mắc bệnh nấm da đầu. Khi da đầu còn ẩm ướt, vi nấm sẽ dễ dàng tấn công và phát triển khiến cho da đầu bị nhiễm nấm. Ngoài ra thì việc đội mũ bảo hiểm không được vệ sinh thường xuyên. Cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh nấm da đầu.

Nguồn nước bẩn và bị ô nhiễm chứa khá nhiều vi khuẩn nấm có hại cho cơ thể con người. Khi gội đầu bằng nguồn nước bẩn, chính là bạn đang tự mở cửa cho vi nấm tấn công da đầu của mình. Có khá nhiều người lầm tưởng bệnh nấm da đầu chỉ xuất hiện ở phụ nữ với mái tóc dài. Nhưng thực tế cả nam và nữ tỉ lệ mắc căn bệnh này là như nhau. Vì nấm tấn công vào da đầu chứ không phải phụ thuộc vào độ dài của tóc.

Biện pháp giảm nấm da đầu

Lười vệ sinh và vệ sinh vùng da đầu không sạch sẽ chính là điều kiện thuận lợi

– Để hạn chế tình trạng lây lan của bệnh, khi thời tiết nắng nóng cần giữ vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt những nơi như nhà trẻ, trường học, ký túc xá… Dùng dầu gội đầu sạch hằng ngày, không cào gãi mạnh làm xây xước da đầu. Phải xả nước sạch nhiều lần khi gội đầu và luôn giữ cho tóc khô ráo, sạch sẽ. Đồng thời làm cho tóc khô ngay sau khi gội đầu và lúc đi ngoài mưa về.

– Không nên đội các loại mũ quá chật, đội mũ với thời gian quá lâu làm tóc bị ẩm. Dễ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển gây bệnh.

– Tránh tiếp xúc với những vật nuôi bị nhiễm bệnh, có thể đưa các vật nuôi đi bác sĩ thú y khám định kỳ và kiểm tra xem có nấm không. Tránh dùng chung đồ với người khác để phòng tránh nguy cơ lây bệnh từ những người xung quanh. Không nên dùng chung khăn lau, lược chải tóc, mũ đội đầu của người khác. Đặc biệt là người tóc có nhiều gàu hoặc các biểu hiện của bệnh nấm da đầu.

Nấm da đầu có điều trị dứt điểm được không?

Nấm da đầu hoàn toàn có thể chữa khỏi, tùy mức độ sang thương mà có cách điều trị riêng. Nếu sang thương nhẹ, có thể dùng dầu gội có thuốc chống nấm. Hoặc nếu sang thương nặng hơn có thể phải uống thuốc kháng sinh. Nấm da đầu kèm mụn mủ, viêm bội nhiễm kèm theo dùng kháng sinh đường uống và đường thoa.

Phòng ngừa bệnh

Phòng ngừa bệnh là việc làm cần thiết vì không điều trị nguồn lây thì dễ bị tái nhiễm lại, vì thế mọi người đều nên lưu ý những điểm sau:

– Phát hiện nguồn bệnh sớm và điều trị sớm, kịp thời.

– Điều trị mầm bệnh ở những vị trí khác như nấm bẹn.

– Không dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh như mũ, lược, gối, quần áo, khăn tắm.

– Không tiếp xúc với động vật bị nhiễm nấm.

Như đã nói ở trên, bệnh nấm da đầu gây rất nhiều phiền toái cho người bệnh, gây cảm giác tự ti về vẻ bề ngoài. Không những vậy, khi để lâu không chữa trị sẽ gây tổn thương các tế bào da, thậm chí có thể hói đầu vĩnh viễn và các vết loét do nhiễm nấm có thể hình thành sẹo không thể lành.