15/10/2024

Tin Mới 360

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Mỹ Thuật | Y Học

Bệnh chàm có lấy nhiễm không? Cách chữa trị bệnh

Do cơ địa của từng người: Những người bị rối loạn chức năng trong cơ thể
5 phút, 53 giây để đọc.

Bệnh chàm là bệnh ngoài da, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng khiến người bệnh mất tự tin về ngoại hình, giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày. Bệnh chàm là một bệnh không lây nhiễm, tức là không lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý để tránh bệnh lây lan sang các bộ phận khác trên cơ thể. Bệnh này có ldấu hiệu gì, nguyên nhân, cách chữa trị? Hãy cùng chúng tôi trao đổi tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh

Do cơ địa của từng người: Những người bị rối loạn chức năng trong cơ thể. Như hệ bài tiết, thần kinh, tiêu hóa, nội tiết có tỉ lệ mắc bệnh chàm cao hơn những người khác. Ngoài ra, những người mắc phải các bệnh. Như suyễn, viêm mũi xoang, viêm gan, viêm đại tràng, các bệnh về thận, viêm tai,… Cũng có thể dễ mắc eczema. Do nguyên nhân dị nguyên: Trước tiên đó là những tác động từ sự thay đổi thời tiết đột ngột thất thường. Môi trường ô nhiễm, các vật dụng dễ gây dị ứng. Các loại thức ăn như hải sản, trứng, sữa,… cũng thường gây ra dị ứng.

Bên cạnh đó, những người thường xuyên làm việc hoặc tiếp xúc với môi trường có xi măng, thuốc nhuộm. Nguyên liệu làm cao su, sơn xe, dầu mỡ, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu,… Cũng dễ có nguy cơ mắc bệnh chàm và khiến cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Do sức đề kháng cơ thể yếu: Sức khỏe yếu, đề kháng suy giảm sẽ kéo theo làm giảm khả năng chống lại các tác nhân dị ứng từ bên ngoài tấn công vào cơ thể gây bệnh ngoài da.

Bệnh chàm có lây được không?

Là tấy đỏ, mụn nước, chảy nước, da nhẵn, bong vảy da

Bệnh chàm hay còn gọi là bệnh eczema, là căn bệnh ngoài da thường gặp. Chứng bệnh này không loại trừ bất cứ đối tượng nào. Nghĩa là bất cứ ai cũng có thể bị chàm, nhất là ở đối tượng trẻ em. Căn bệnh này thường phát triển theo 5 giai đoạn với 5 mức độ khác nhau. Là tấy đỏ, mụn nước, chảy nước, da nhẵn, bong vảy da. Ở mỗi giai đoạn thì vùng da bị tổn thương cũng ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên chúng cũng đều gây ra những cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Khiến người bệnh ăn không ngon, ngủ không yên. Chưa hết, vì là bệnh ngoài da nên chàm sẽ gây mất thẩm mỹ, làm da bị sần sùi.. Làm mất đi sự tự tin vốn có.

Mặc dù căn bệnh gây ra những ảnh hưởng không tốt đến người bệnh. Nhưng mai thay chúng không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Tuy nhiên, theo nghiên cứu thì chàm lại có yếu tố di truyền. Cụ thể là khi các bà mẹ bị chàm trong giai đoạn mang thai mắc bệnh thì cũng có khả năng lây nhiễm sang con.

Thêm vào đó, nếu như điều trị không đúng cách thì chàm có thể lây lan. Từ vị trí này đến vị trí khác trên cơ thể như tay, chân, mặt mũi… Vì vậy, nếu đang bị bệnh chàm thì bạn cũng cần lưu ý chăm sóc bản thân mình cho phù hợp để bệnh nhanh khỏi.

Cần lưu ý gì để bệnh nhanh chữa khỏi?

Người bệnh cần chú ý thay đổi một số thói quen ăn uống sinh hoạt hàng ngày sao cho hợp lý

Ngoài việc dùng các loại thuốc bôi đặc trị, để bệnh nhanh được chữa khỏi. Người bệnh cần chú ý thay đổi một số thói quen ăn uống sinh hoạt hàng ngày sao cho hợp lý. Cụ thể như sau:

Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp

– Người bệnh nên uống nhiều nước để giúp cho cơ thể hoạt động khỏe mạnh. Đồng thời hỗ trợ cải thiện tình trạng tróc vảy trên da.

– Phải ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Nên tránh ăn những thức ăn tanh, dễ dị ứng như vịt, sữa, tôm cua…

– Tránh xa các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… khi đang trong quá trình điều trị bệnh vì chúng sẽ khiến bệnh ngày càng nặng.

– Uống các loại trà thanh nhiệt như atiso, trà xanh… để thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ

Các bệnh liên quan đến da liễu thường xuất phát từ việc chăm sóc, vệ sinh da hàng ngày không đúng cách và không được sạch sẽ. Do đó, để bệnh nhanh khỏi và cũng là để ngăn chặn nguy cơ bị chàm “nhòm ngó” thì bạn cần tắm rửa thường xuyên. Đặc biệt với những người làm việc trong môi trường ô nhiễm bụi bẩn, phải tiếp xúc với hóa chất… Thì bảo vệ và vệ sinh cơ thể sạch sẽ lại càng đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Vì thời tiết thay đổi thất thường cũng là một trong những nguyên nhân gây nên không ít những chứng bệnh ngoài da. Như chàm, mề đay. Do đó bạn cũng cần chú ý ăn mặc cho phù hợp và đừng quên mang khẩu trang khi đi ra ngoài.

Luôn giữ không gian sống sạch sẽ

Nguồn nước bẩn chính là những nơi trú ngụ hoàn hảo

Môi trường ô nhiễm, nguồn nước bẩn chính là những nơi trú ngụ hoàn hảo cho những vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh. Do đó, bạn cũng cần thường xuyên vệ sinh nơi ở của mình được sạch sẽ. Không để nước bị tù đọng lâu ngày. Bạn cũng nên thường xuyên giặt giũ chăn gối để loại bớt những mầm bệnh.

Tránh tiếp xúc vật dễ gây dị ứng

Không chỉ những người bị chàm mà đối với những người thường hay bị những bệnh ngoài da. Nói chung đều nên tránh tiếp xúc với những thứ dễ gây dị ứng cho da như phấn hoa, lông động vật, khói bụi, hóa chất, các loại mỹ phẩm… Tránh tình trạng da sẽ bị khô và ngứa.

Sử dụng các sản phẩm an toàn

Trong mỗi loại sản phẩm như sữa tắm, dầu gội, các loại kem dưỡng da đều chứa các thành phần khác nhau. Vì thế để an toàn cho da, bạn cần lựa chọn những sản phẩm thường không gây ra kích ứng, an toàn, dịu nhẹ cho làn da của mình.

Khi làm những công việc nhà như giặt giũ, rửa chén bát…bạn cần mang bao tay để bảo vệ làn da của mình. Trên đây là những biện pháp giúp cho bệnh của bạn nhanh được chữa khỏi. Đồng thời có thể ngăn ngừa được nguy cơ bệnh tái phát. Tuy nhiên, khi thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường, việc đầu tiên mà bạn nên làm là đến các cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị cho hiệu quả. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!