27/07/2024

Tin Mới 360

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Mỹ Thuật | Y Học

Đất vàng Sài Gòn dù giảm giá sâu những vẫn không có người thuê

Mặt bằng cho thuê tại Sài Gòn
5 phút, 3 giây để đọc.

Hàng loạt các mặt bằng nằm ở vị trí đắc địa, mặt tiền trung tâm TP.HCM trước đây dù giá cao ngất ngưởng nhiều người vẫn tranh nhau thuê. Nhưng từ hơn một năm nay, từ khi dịch Covid 19 diễn ra, nhiều nơi chủ nhà treo bảng cho thuê nhiều tháng trời vẫn chưa tìm được người thuê dù giá đã giảm sâu gần cả trăm triệu/tháng. Tình hình cho thuê vẫn chưa mấy có dấu hiệu phục hồi thì một lần nữa đợt bùng phát thứ 4 của đợt dịch Covid 19 khiến cho nhiều chủ nhà càng trở nên lao đao.

Nhiều mặt bằng ở trung tâm TPHCM vẫn chưa tìm được người thuê suốt thời gian dài

Nhiều tháng nay ở TP.HCM, các dịch vụ, cơ sở kinh doanh gần như “đóng băng”, chỗ phải đóng cửa, chỗ được phép kinh doanh thì ế ẩm. Đặc biệt, trong đợt dịch thứ 4, tình trạng trên càng nhiều khiến nhiều chủ nhà, người thuê lao đao nhiều tháng liền. Vì vậy, người kinh doanh rao bán, cho thuê cao ốc, nhà phố, cửa hàng…

Ngay cả những vị trí đắc địa ở trung tâm thành phố, nơi trước đây các hộ kinh doanh giành giật từng m2 thì bây giờ đìu hiu, nhiều cửa hàng đua nhau bán, sang nhượng lại mặt bằng.

Theo ghi nhận của PV, tại những “khu đất vàng” quận 1, giới kinh doanh không còn mặn mà, người đang kinh doanh thì cầm cự cho qua dịch, còn chủ nhà không tìm được khách thuê dù đã giảm giá thấp nhất có thể. Tại các tuyến đường như: Hai Bà Trưng, Ngô Đức Kế, Hồ Tùng Mậu, Cách mạng Tháng 8, Lý Tự Trọng… chi chít các biển cho thuê, bán nhà, sang nhượng cửa hàng. Biển giảm giá 10%, 15% đến 30%, 40% mời gọi nhưng vẫn mỏi mắt không tìm được khách hàng.

Mặt bằng đường Ngô Đức Kế

Anh Nguyễn Quốc Bảo (chủ cho thuê mặt bằng ở đường Ngô Đức Kế) cho biết. Đã gần 3 tháng nay anh không thể tìm được người thuê dù đã giảm giá đến 20%.

“Trước đây tôi chỉ cần dán thông báo cho thuê mặt bằng hôm nay thì ngày mai đã có người đến kí hợp đồng thuê rồi. Năm nay do dịch COVID-19 phức tạp. Kéo dài nên các cửa hàng gần như đóng cửa, trả măt bằng. Bây giờ có giảm giá mạnh cũng không ai dám thuê”, anh Bảo chia sẻ.

Cho thuê mặt bằng kinh doanh

Phố đi bộ Bùi Viện cũng thoi thóp vì đại dịch

Ngay cả phố đi bộ Bùi Viện, nơi được xem là “thánh đường ăn chơi” bây giờ cũng thoi thóp vì đại dịch. “Trước đây, hoạt động kinh doanh ở đây rất tốt nhờ du khách trong và ngoài nước. Từ khi dịch bệnh xuất hiện. Quán nhiều lần phải đóng cửa. Du khách không còn nên việc kinh doanh thất bại. Tôi đã giảm mạnh giá thuê so với trước nhưng khách thuê không cầm cự nổi. Phải trả mặt bằng”, anh Huy – chủ một căn nhà cho hay.

Mặt bằng đường Lý Tự Trọng

Bà Nguyễn Thị Dương, chủ một mặt bằng trên đường Lý Tự Trọng (phường Bến Thành, quận 1) cho biết. Căn nhà 3 tầng mặt tiền đường Lý Tự Trọng của bà có diện tích sàn 105m2. Bà đang rao với giá hơn 57 triệu đồng/tháng. Nhưng nhiều tháng nay vẫn chưa có người thuê.

“Người thuê chỉ cần cọc 3 tháng và trả tiền thuê hàng tháng. Hợp đồng từ 2 năm trở lên. Dù điều kiện cũng rất đơn giản nhưng tôi tìm mãi cũng không có người thuê”, bà Dương nói.

Mặt bằng đường Phạm Hồng Thái

Còn bà Trần Thị Loan, chủ một mặt bằng “đắc địa” trên đường Phạm Hồng Thái (quận 1) cho biết. Dù ngôi nhà của bà có vị trí rất đẹp nhưng bà cũng không thể tìm được người thuê trong nhiều tháng qua.

“Nhà tôi 3 tầng, diện tích sàn 60m2. Trước dịch Covid-19, tôi cho thuê khoảng 115 triệu đồng/tháng. Hiện nay, tôi giảm giá xuống còn 80 triệu đồng/tháng. Nhưng cũng chưa có người thuê”, bà Loan nói.

Mặt bằng quận trung tâm không ai thuê

Mặt bằng khu vực ngoài trung tâm đìu hiu không kém

Anh Hồng Sơn, người đang quản lý một mặt bằng trên đường Võ Thị Sáu (quận 3, TP.HCM) cho biết: “Lúc trước mặt bằng này tôi cho thuê với giá 250 triệu đồng/tháng. Bây giờ giảm còn 160 triệu vẫn không có người đoái hoài. Nếu dịch không sớm bị đẩy lùi nhiều người sẽ “chết” vì trót thuê mặt bằng kinh doanh”.

Một số lý do dẫn đến mặt bằng ảm đạm

Theo bà Khương Hà Khánh Như, đại diện Colliers International Việt Nam (đơn vị chuyên nghiên cứu thị trường và tư vấn). Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả tài chính của vô số doanh nghiệp trong năm 2020 vừa qua. Hàng loạt mặt bằng trên các tuyến phố chính tại TPHCM rơi vào tình trạng không khách thuê từ giữa năm 2020 cho đến nay.

“Chúng tôi nghiên cứu và nhận ra rằng. Hiện tại, tâm lý chung của khách thuê đều lo sợ dịch bệnh sẽ phức tạp trở lại nên họ đã cẩn trọng hơn trong việc ra quyết định mở rộng thị phần của mình. Điều này đã làm giảm tốc độ của các giao dịch thuê mặt bằng trong thời gian qua”, bà Như nói.

Cũng theo bà Như, một lý do khác có thể kể đến đó là các quận ngoại thành của TPHCM đang ngày một phát triển về mặt đời sống cư dân lẫn hạ tầng nhưng giá thuê mặt bằng lại rẻ hơn nhiều so với trung tâm thành phố. Điều này vô tình đã tạo nên “làn sóng” dịch chuyển của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh ra các quận lân cận.