Dấu hiệu thường thấy của bệnh nấm móng tay là bề mặt móng thô ráp, đỏ, sưng tấy, dễ vỡ, có mủ, mủ trên nền móng. Nấm móng tay thường khó coi và có khả năng lây lan sang các móng khác nên cần điều trị sớm. Theo các chuyên gia y tế, bệnh nấm móng tay thường gặp ở những người lao động chân tay, thường xuyên tiếp xúc với nước bẩn, vệ sinh kém…
Bệnh chủ yếu do các loại nấm như nấm da, candida gây ra. Nấm móng tay tuy là bệnh không nguy hiểm nhưng lại mất vệ sinh, khó coi và khó chữa trị. Vì vậy phải điều trị sớm, kịp thời, phù hợp, tránh trường hợp bệnh nặng phải điều trị lâu dài, tốn kém. Người bệnh nên nhớ không sử dụng bất kỳ loại thuốc uống, thuốc bôi nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Nguyên nhân nấm móng
Bệnh nhiễm trùng nấm móng, nấm lây nhiễm xảy ra ở một hoặc nhiều móng chân, tay. Nhiễm nấm móng có thể bắt đầu như một đốm trắng hoặc vàng dưới các đầu móng tay hoặc móng chân. Nấm móng là một bệnh thường thấy ở những người thường xuyên tiếp xúc với nước. Bệnh làm móng bị hư hủy xấu xí, có khi nung mủ, đau ảnh hưởng đến năng suất làm việc. Nhiễm nấm móng có thể khó điều trị, và nhiễm trùng có thể tái diễn. Bệnh do nhiều loại vi nấm gây ra, có thể kể hai nhóm chính là: Nấm sợi tơ (Dermatophytes) và nấm hạt men (Candida).
Triệu chứng thường thấy của bệnh nấm móng: bề mặt móng bị xù xì, phủ một lớp vảy mịn như cám, có lằn sọc dọc hay ngang. Chỗ bị tổn thương có màu hơi vàng, hay nâu đen. Móng dễ mủn và dễ gãy. Bên dưới móng cũng có thể bị tổn thương và móng bị tróc. Ban đầu, người bệnh chỉ bị 1 hoặc 2 móng. Nhưng không được điều trị sau đó dần dần lan ra nhiều ngón, thời gian lan ra nhiều ngón cũng từ từ. Trên từng móng, tổn thương tấn công từ bờ vào. Và không bị viêm quanh móng (nếu do Dermatophytes) hoặc từ vùng chân móng đi ra và có viêm quanh móng (nếu do nấm Candida). Khi viêm vùng chân móng sẽ rất đau, sưng đỏ và có mủ, ngứa rất nhiều vùng quanh móng.
Dấu hiệu bị nấm móng
– Xuất hiện nhiều đốm trắng hoặc vàng dưới các đầu móng. Dấu hiệu bệnh nấm móng thường thấy là đốm trắng hoặc vàng dưới các đầu móng, bề mặt móng xù xì…
– Móng trở lên dày, giòn, khô hoặc xốp, dễ gãy rụng và mất độ bóng loáng.
– Màu sắc móng bị bệnh có sự thay đổi, có màu ố vàng, nâu hoặc đen. Bề mặt móng xù xì, phủ một lớp như cám mịn, có vết ngang dọc hằn trên móng.
– Khi bị nấm móng, người bệnh sẽ thấy dấu hiệu móng bị mưng mủ, chảy máu, đau nhức. Một số móng bị bệnh còn có mùi hôi, khó chịu. Phần dưới móng có thể bị bong tróc, đau, sưng đỏ và xuất hiện mủ.
Dấu hiệu của bệnh cần đến bác sĩ
Thông thường, khi thấy những dấu hiệu bị nấm móng, người bệnh còn chủ quan với bệnh. Lúc đầu người bệnh chỉ bị 1 hoặc 2 móng nhưng nếu không chữa trị sớm sẽ lan dần ra nhiều móng chân, tay khác. Trên từng móng, nấm sẽ tấn công từ bờ vào và không bị viêm quanh móng hoặc từ chân móng đi ra và có viêm quanh móng (tùy vào loại nấm gây bệnh).
Bệnh nấm móng khó điều trị dứt điểm và hay tái phát. Do người bệnh không điều trị triệt để, đúng phương pháp. Hoặc không có cách chăm sóc và bảo vệ móng phù hợp. Do đó khi thấy những dấu hiệu bị nấm móng, người bệnh cần hết sức lưu ý. Nên đi khám và điều trị sớm ngay ở giai đoạn đầu để mang lại hiệu quả cao nhất.
Phương pháp điều trị
Hiện nay, có nhiều cách điều trị bệnh nấm móng. Chủ yếu là sử dụng thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống toàn thân. Để có thuốc trị nấm móng phù hợp, trước tiên cần phải xác định rõ nguyên nhân gây bệnh nấm móng. Vì thế người bệnh cần tìm đến bác sĩ da liễu để thăm khám và điều trị đúng phương pháp.
Qua tiến hành các xét nghiệm cụ thể, bác sĩ sẽ giúp xác định chính xác loại nấm gây bệnh. Từ đó đưa ra đơn thuốc trị nấm móng phù hợp với tình trạng bệnh mỗi người.
Lời khuyên của các bác sĩ da liễu là người bệnh cần tuân thủ theo đúng đơn thuốc, liều lượng sử dụng và thời gian chữa trị. Tránh tự ý thay đổi thuốc hoặc mua thuốc về nhà dùng. Việc dùng không đúng thuốc có thể gây tác dụng phụ, khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Người bệnh nấm móng cần tránh tiếp xúc với nước khi không cần thiết để tránh làm bệnh nặng hơn. Bên cạnh việc dùng thuốc, để loại bỏ nhanh chóng các dấu hiệu bệnh nấm móng, người bệnh cần có chế độ chăm sóc móng phù hợp.
– Nên sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động khi tiếp xúc với hóa chất độc hại, xà phòng, nước tẩy rửa, thuốc trừ sâu…
– Chỉ tiếp xúc với nước khi cần thiết như tắm gội. Không nên rửa chân tay thường xuyên khi không cần thiết. Để tránh tạo môi trường ẩm ướt cho nấm phát triển trở lại.
Bài Viết Tương Tự
Ăn tối đúng cách để đảm bảo sức khỏe và không lo béo
Bỏ túi những thực phẩm giúp thải độc, tăng cường thể lực
Để chăm sóc da phụ nữ ngoài 30 tuổi nên ăn những thực phẩm này