05/11/2024

Tin Mới 360

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Mỹ Thuật | Y Học

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết chính là những phản ứng của cơ thể khi các tác nhân bên ngoài tác động đến da trẻ
4 phút, 34 giây để đọc.

Dị ứng thời tiết thường xảy ra khi chuyển mùa, nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến cơ thể chúng ta không kịp thích nghi. Dị ứng theo mùa xảy ra ở mọi lứa tuổi, không phân biệt tuổi tác hay giới tính. Đặc biệt là trẻ em có sức đề kháng yếu và làn da nhạy cảm càng dễ bị nhiễm trùng. Vậy những nguyên nhân gây dị ứng theo mùa ở trẻ em là gì? Các triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết và cách điều trị là gì? Cha mẹ hãy cùng đọc bài viết tìm hiểu, đưa ra phương án cần thiết để phòng tránh bệnh cho em bé.

Dị ứng thời tiết là gì?

Sự thay đổi bất chợt của thời tiết trong các mùa có thể ảnh hưởng đến mức độ dị ứng của trẻ nhỏ. Hắt hơi, sổ mũi và thở khò khè,… Là những triệu chứng thường gặp của bệnh dị ứng thời tiết. Tác nhân gây ra dị ứng thời tiết phụ thuộc nhiều vào cơ địa của mỗi trẻ. Dưới đây là một vài yếu tố có thể gây dị ứng thời tiết: Những ngày khô, gió. Gió thổi phấn hoa vào không khí, gây sốt cỏ khô. Nếu bạn bị dị ứng phấn hoa, hãy đóng cửa sổ và ở trong nhà vào những ngày gió.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết

Những biểu hiện của dị ứng thời tiết là những nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy

Dị ứng thời tiết chính là những phản ứng của cơ thể khi các tác nhân bên ngoài tác động đến da trẻ. Da trẻ sơ sinh còn rất non nớt cho nên rất dễ bị dị ứng. Đặc biệt lúc chuyển đột ngột từ vùng nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Những biểu hiện của dị ứng thời tiết là những nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy, làm cho bé rất khó chịu.

Cách chăm sóc bé

Chăm sóc bé bị dị ứng do khô da

Nhiều bậc cha mẹ nghĩ chỉ có trời nắng nóng mới làm cho da bé bị khô. Nhưng thật ra khi thời tiết lạnh, nhiều gió nhưng không có mưa cũng làm cho da bé bị khô. Vậy khi bé bị dị ứng do thời tiết khô thì phải làm sao?

Vệ sinh hàng ngày

Cha mẹ phải tắm rửa cho bé hàng ngày, giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Những vùng da bị tổn thương nặng nên ngâm lâu hơn trong nước ấm. Sau khi ngâm xong cần bôi kem dưỡng ẩm ngay, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng da bị bốc hơi và dẫn đến khô da.

Bôi kem dưỡng ẩm

Để làn da duy trì được độ ẩm cần phải bôi kem dưỡng ẩm. Kem dưỡng ẩm này cha mẹ nên nhờ tư vấn của bác sĩ. Không được sử dụng tùy tiện có thể làm tình trạng càng nặng hơn. Nghiêm cấm tự ý pha trộn thuốc này với thuốc kia, có thể làm cho tình trạng càng nghiêm trọng hơn.

Giảm ngứa và kích ứng

Trong thời gian bị dị ứng các bé thường hay gãi, cào,… Cho nên bố mẹ cần phải cắt móng tay hoặc mang bao tay cho trẻ để tránh làm trầy xước da. Cố gắng duy trì giấc ngủ ổn định, ổn định tâm lý trẻ, nếu không bé sẽ gãi ngứa thường xuyên. Cha mẹ không được cho bé chơi dưới đất, tạm thời không cho tiếp xúc với thú bông.

Cách chăm sóc trẻ bị dị ứng do gió

Bôi kem dưỡng da

Gió khô, gió độc có thể làm cho da bé bị dị ứng. Cha mẹ nên bôi kem dưỡng da cho bé để giữ ẩm làn da suốt cả ngày. Tuy nhiên dùng loại kem dưỡng nào cho bé thì cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nên dùng loại kem nào tốt nhất. Vì bé có thói quen cho tay vào miệng cho nên những loại kem chứa nhiều hóa chất có thể bé sẽ cho vào miệng.

Kiêng ra gió

Khi bé bị dị ứng gió tốt nhất không nên cho bé ra ngoài hoặc mỗi khi ra ngoài cần phải mắc áo khoác cẩn thận.

Biện pháp phòng ngừa

Vì vậy cha mẹ nên lưu ý vào những thời điểm này phải bảo vệ sức khỏe bé

Thời điểm giao mùa chính là lúc bé rất dễ bị dị ứng thời tiết nhất. Vì vậy cha mẹ nên lưu ý vào những thời điểm này phải bảo vệ sức khỏe bé, bằng những cách sau đây:

– Hạn chế đưa bé ra ngoài nếu như không cần thiết. Trường hợp cho bé ra ngoài phải trang bị đầy đủ áo ấm, khăn cổ, mũ,…

– Tránh cho bé tiếp xúc với thú nhồi bông và không nên cho bé chơi dưới đất. Đây chính là nơi hội tụ nhiều vi khuẩn làm cho tình trạng ngứa ngáy càng nặng hơn.

– Tăng cường sức đề kháng cho bé bằng cách uống thêm Vitamin cần thiết như: nước cam, bưởi, dưa hấu,…

– Nên cho bé ăn những món có tính mát: các loại cá, rau xanh, hoa quả,… Hạn chế ăn những món dễ gây dị ứng như: cua, tôm, ghẹ,…

– Trong thời gian bé bị dị ứng nếu như có dấu hiệu bất thường như: ho, sốt, sổ mũi,… Thì nên đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra.

Trên đây là những thông tin về dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh mà cha mẹ cần phải biết để bảo vệ con mình.