27/07/2024

Tin Mới 360

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Mỹ Thuật | Y Học

Chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé trước khi mang thai

Mang thai
7 phút, 38 giây để đọc.

Việc tiêm phòng trước khi mang thai chính là một trong những việc mà những ai đang có ý định mang thai cần phải ghi nhớ rõ. Đây tuy không phải là việc làm bắt buộc, nhưng để có thể bảo vệ được sức khỏe của mẹ và bé thì đây lại là việc nên làm. Y học càng ngày phát triển hơn, thì việc bảo vệ sức khỏe khi mang thai thì không còn là việc quá xa xỉ đối với chúng ta, có rất nhiều loại vacxin để bảo vệ sức khỏe. Vậy có những loại vacxin nào mà bạn nên tiêm trước khi mang thai? Bài viết sau đây sẽ liệt kê cho bạn một số vacxin nên tiêm trong khi mang thai.

Vì sao nên tiêm phòng trước khi mang thai?

Vì sao nên tiêm phòng trước khi mang thai?

Tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai có vai trò quan trọng giúp mẹ và bé tránh khỏi các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều chị em vẫn chưa hiểu rõ hết về các loại vắc xin cần tiêm trước khi mang bầu, thời điểm cần chủng ngừa cũng như các nguy cơ có thể gặp phải nếu không được tiêm chủng.Lý do nên tiêm phòng trước khi mang thai

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hơn bình thường. Nguy cơ nhiễm bệnh của bạn cũng vì vậy mà tăng lên. Một số bệnh chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu thông thường. Tuy nhiên, số khác lại có thể gây những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của bạn và bé cưng trong bụng. Chích ngừa là cách tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi những nguy hiểm không đáng có này. Ngoài ra, một số loại vắc-xin còn có khả năng giúp bé con tăng sức đề kháng ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Vắc-xin có thể được chế tạo từ virut sống, virut chết hoặc từ những độc tố của vi khuẩn đã được giảm động lực. Phụ nữ mang thai không nên tiêm vắc-xin được chế tạo từ virut còn sống vì những nguy cơ dù nhỏ này cũng có thể gây hại cho thai nhi. Vì vậy, nếu đang mong muốn có em bé, bạn nên tiêm phòng ngay từ bây giờ!

Tiêm phòng trước khi mang thai

Tiêm phòng trước khi mang thai

Y học ngày càng phát triển giúp con người chống chọi với nhiều căn bệnh và đề phòng được nhiều rủi ro. Người ta thường nói “chửa cửa mả” nhưng với y học tiên tiến, tỉ lệ rủi ro với mẹ bầu ngày ngày càng giảm. Đặc biệt, nếu tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai, chị em còn có thể đảm bảo một sức khỏe tốt, phòng tránh nhiều căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.

Rubella

3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ là hai thời điểm nguy hiểm nhất nếu mẹ bị nhiễm rubella. Bà bầu nhiễm rubella trong thời kỳ này sẽ có nguy cơ gặp các biến chứng khi sinh nở như sinh non, thai lưu; đồng thời trẻ sinh ra dễ mắc Hội chứng Rubella bẩm sinh với các khuyết tật về ống thần kinh, dị tật tim, mù mắt…Chính vì thế, trước khi muốn có con, các mẹ nên tiêm phòng vắc xin Rubella 3 tháng trước khi mang thai để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển toàn diện của con.

Thủy đậu

Bà bầu bị thủy đậu trong thai kỳ có thể đối mặt với nhiều nguy cơ:

– Thai dưới 13 tuần tuổi, khả năng mắc Hội chứng thủy đậu bẩm sinh, dị tật bẩm sinh chiếm 2 – 4%.

– Thai dưới 20 tuần, hầu như không ảnh hưởng đến thai nhi.

– Gần ngày sinh, thai phụ mắc thủy đậu thì khả năng lây bệnh cho con là rất cao do bé mắc thủy đậu lan tỏa vì mẹ chưa tạo được kháng thể truyền cho thai nhi trước sinh. Trẻ sinh ra đối mặt với nguy cơ viêm phổi, dị tật các chi, đục thủy tinh thể…

Vì thế cần tiêm vắc xin thủy đậu trước khi mang thai ít nhất 1 tháng để phòng bệnh thủy đậu hiệu quả nhất, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé trong suốt thời kì mang thai và khi con chào đời.

Viêm gan siêu vi B

Viêm gan siêu vi B là do virut gây ra, chúng dễ dàng lây truyền qua đường máu và dịch cơ thể. Vì thế khi mang thai bà mẹ nhiễm virut viêm gan B dễ dàng lây virut sang cho thai nhi. Hoặc lây cho trẻ sơ sinh trong quá trình sinh nở. Theo nhiều thống kê cho thấy, các mẹ bầu bị nhiễm viêm gan siêu vi B. Trong 3 tháng giữa của chu kỳ mang thai nguy cơ lây truyền cho con là 10% – 20%. Tỷ lệ này sẽ tăng lên 90% nếu mẹ nhiễm bệnh trong 3 tháng cuối của thai kỳ.

Người lớn khi tiêm phòng viêm gan B sẽ tiêm 3 mũi theo trình tự 1-2-3. Tức là sau khi tiêm mũi 1, 2 tháng sau bạn đi tiêm mũi 2. Và 1 tháng tiếp theo bạn tiêm mũi 3 là mũi cuối cùng. Hiệu quả bảo vệ khi tiêm phòng viêm gan B có tác dụng trong khoảng 12 năm.

Cúm

Cúm là một bệnh thường gặp và dễ khỏi nếu điều trị đúng cách. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai nếu bị cúm trong thai kỳ. Đặc biệt là 3 tháng đầu có thể khiến thai nhi bị dị tật. Để đề phòng rủi ro, tốt nhất trị em nên tiêm phòng cúm trước khi quyết định có con. Mũi tiêm phòng cúm có tác dụng trong 1 năm. Và có điểm đặc biệt là bạn có thể có thai ngay sau khi tiêm. Và thậm chí là tiêm được trong thai kỳ nếu như mẹ bầu mang thai trong mùa cúm diễn ra cao điểm.

Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung

Chị em phụ nữ trong độ tuổi 11 – 26 tuổi, chưa quan hệ tình dục rất nên chủng ngừa HPV trước khi kết hôn và có ý định mang thai. Việc này sẽ giúp bạn hạn chế sự lây nhiễm một số bệnh lây qua đường tình dục. Đảm bảo an toàn sức khỏe sinh sản và thiên chức làm mẹ. Đồng thời, có tác dụng đảm bảo an toàn. Tránh lây nhiễm các bệnh có nguy cơ lây lan qua đường sinh dục. Trong quá trình sinh nở sau này. Mũi tiêm HPV thực hiện 3 mũi

Mũi 1: nữ giới trong độ tuổi từ 11 và 26.

Mũi 2: 1 – 2 tháng sau khi tiêm mũi 1.

Mũi 3: 6 tháng sau khi tiêm mũi 1.

Quai bị

Virus quai bị có thể làm viêm nhiễm buồng trứng. Đồng thời phá hủy tế bào trứng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Ngoài ra, quai bị có thể gây dị tật bẩm sinh, sinh non và thai chết lưu. Đặc biệt, nguy cơ càng cao hơn nếu mẹ bầu bị nhiễm quai bị trong 3 tháng đầu. Và 3 tháng cuối của thai kỳ.

Hiện nay, phụ nữ có thể chủ động phòng ngừa sởi, quai bị. Và rubella chỉ với một mũi văcxin 3 trong 1 (sởi – quai bị – rubella). Một số người có thể đã tiêm phòng khi còn nhỏ và có khả năng miễn dịch với “bộ ba” này. Tuy nhiên, không có gì là chắc chắn 100% cả. Cho dù đã được tiêm phòng từ trước, chị em vẫn nên xét nghiệm lại. Nên tiêm phòng văcxin một tháng trước khi thụ thai.

Uốn ván

Bệnh uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính do trực khuẩn uốn ván gây ra và có nguy cơ tử vong cao.

Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (15 – 45 tuổi), chị em cần chủng ngừa uốn ván theo quy định

Mũi 1: Tiêm sớm khi có thai hoặc chị em sống trong vùng nguy cơ có dịch.

Mũi 2: Ít nhất 4 tuần sau khi tiêm mũi 1.

Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau khi tiêm mũi 2.

Mũi 4: Ít nhất một năm sau khi tiêm mũi 3.

Mũi 5: Ít nhất một năm sau khi tiêm mũi 4.

Sau khi tiêm đủ 5 mũi phòng uốn ván, chị em có thể phòng bệnh uốn ván trong suốt thời kỳ sinh sản. Tuy nhiên, tại Việt Nam rất ít trường hợp phụ nữ chủ động chủng ngừa đủ 5 mũi uốn ván. Và thường chỉ tiến hành tiêm phòng khi đã mang thai. Các đối tượng này cần tiêm mũi 1 càng sớm càng tốt khi biết mình mang thai. Và tiêm mũi 2 sau khi tiêm mũi 1 ít nhất 1 tháng để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh. Hy vọng bài viết của chúng tôi cung cấp đầy đủ thông tin mà bạn đang cần.