26/07/2024

Tin Mới 360

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Mỹ Thuật | Y Học

Cách đối xử với các con, để chúng không ghen tị với nhau

Ghen tị
5 phút, 35 giây để đọc.

Trẻ em cần được lắng nghe, hiểu, cần được thừa nhận những cảm xúc của trẻ để tránh việc trẻ ghen tị lẫn nhau. Nếu như chúng ta phủ nhận những cảm xúc tiêu cực của trẻ, trẻ sẽ có nguy cơ chôn chặt, kìm nén, những cảm xúc này vào bên trong và có thể để lại những ảnh hưởng tâm lý rất nghiêm trọng. Mối quan hệ thời thơ ấu với anh chị em của chúng ta sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của mỗi chúng ta khi trưởng thành.

Mối quan hệ mà chúng ta đã có với anh, chị em của chúng ta khi còn nhỏ có thể tiếp tục ảnh hưởng đến đến cách đối xử của chúng ta đối với họ ở hiện tại và sẽ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vậy ba mẹ phải đối xử thế nào để các con không ghen tị với nhau? Hãy cùng chúng tôi theo dõi để biết cách đối xử với các con nhé!

Cảm xúc của trẻ

Cảm xúc của trẻ

Công bằng với các con, bù đắp không gian riêng cho bé khi nhận thấy bạn thiếu quan tâm đến nó, chấp nhận mọi cảm xúc tiêu cực của con… sẽ giúp trẻ cảm thấy được yêu thương. Cha mẹ cần chấp nhận rằng con có thể tức giận, ghen tị hoặc buồn bã. Hãy giải thích với con cảm xúc tiêu cực đó là bình thường và hướng dẫn trẻ đối phó với những tiêu cực đó. Nhưng theo Meri Wallace, nhà trị liệu gia đình và trẻ em, huấn luyện viên nuôi dạy con cái, trẻ thấy ghen tị với anh chị em là điều bình thường. Mỗi đứa trẻ đều có nhu cầu được yêu thương, nên thật khó cho nó khi anh chị em khác mới là trung tâm của sự chú ý.

Phản ứng tiêu cực của người lớn khiến đứa trẻ ngại chia sẻ cảm xúc đó lần nữa. Vì vậy, theo chuyên gia, khi đứa trẻ bày tỏ cảm xúc của mình, người lớn nên thực hiện các bước sau:

– Thừa nhận cảm xúc của trẻ.

– Cảm ơn con vì đã nói cho mình biết nó nghĩ gì.

– Phân tích mức độ quan tâm của bạn với các con.

– Giải thích cho con mỗi đứa trẻ sẽ có giai đoạn được chú ý nhiều hơn.

– Đảm bảo con được yêu thương như nhau.

Đừng so sánh

Phân tích thời gian bạn dành cho hai, ba đứa con cùng lúc và thời gian riêng dành cho từng đứa. Sau đó, bạn có thể biết chính xác khi nào đứa trẻ cảm thấy cha mẹ thiếu quan tâm. Nhận biết được điều đó, theo nhà trị liệu Meri Wallace, cha mẹ nên đặt lịch hoạt động riêng chỉ có đứa trẻ đó và bạn. Hãy chọn trước một ngày để con có cảm giác háo hức. Đừng bao giờ so sánh các con với nhau. So sánh có thể khiến chúng cảm thấy bạn yêu đứa này hơn đứa kia. Nó không chỉ đơn giản làm trẻ ghen tị mà còn có thể suy giảm lòng tự trọng của con, gây ra lo lắng. Hãy cho con thấy nó được tôn trọng và yêu thương như nhau.

Làm cho con cười và xóa bỏ định kiến giới

Làm cho con cười và xóa bỏ định kiến giới

Tiếng cười rất có lợi cho sức khỏe con người. Nó có thể làm giảm mức độ lo lắng. Vì vậy, Laura Markham, tiến sĩ về Tâm lý học lâm sàng (ĐH Columbia) đề nghị sử dụng công cụ này để đối phó với sự ghen tuông của các con với nhau. Ví dụ con đột nhiên chờ bạn giúp đỡ và quan tâm mọi lúc là khi trẻ tự hỏi liệu cha mẹ có thực sự ở bên khi nó cần hay không.

Hãy nói với con: “Nếu cần mẹ, mẹ sẽ đến ngay khi có thể. Vì vậy, nếu em bé cản đường con hay con cần mẹ giúp gì, chỉ cần nói ‘Mẹ ơi, con cần mẹ’. Mẹ sẽ đến ngay khi có thể. Nào, chúng ta thử thực hành nhé”. Sau đó, khi đứa trẻ cất tiếng gọi, hãy chạy đến, ôm lấy con, hôn khắp người và tung con lên. Đó là cách dễ nhất khiến trẻ cười.

Cha mẹ thường đối xử với con cái theo cách khác nhau, dựa trên giới tính của chúng. Họ mong con gái mềm mại, nhút nhát và xinh đẹp, mong con trai mạnh mẽ và không khóc lóc. Nhưng nếu bạn không để con trai chơi đồ của con gái với lý do đó là đồ “dành cho con gái”, thì con có thể sẽ ghen tị. Giải pháp tốt nhất là để con có trải nghiệm bất chấp giới tính. Nó sẽ khiến con không cảm thấy ghen tị vì có những lựa chọn ngang nhau.

Công bằng và đừng đỗ lỗi cho con

Công bằng và đừng đỗ lỗi cho con

Nếu trẻ gây gổ thì không thể chỉ một đứa có tội. Bên cạnh đó, vai trò “nạn nhân” và “kẻ bắt nạt” thường chuyển đổi giữa lũ trẻ. Vì vậy, chuyên gia khuyên cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân cốt lõi dẫn đến xung đột. Sau đó, yêu cầu các con phải chịu trách nhiệm về hành động của mình.

Các nhà giáo dục có kinh nghiệm khuyên cha mẹ đừng để con thấy có lỗi trong mắt nhau. Cố gắng không giới hạn đứa này vì lợi ích của đứa kia. Và cần đặc biệt cẩn trọng trong lời nói. Ví dụ, đừng cấm một đứa bé chơi để yên cho em nó ngủ. Thay vào đó, hãy gợi ý cho con một hoạt động khác, đỡ ồn ào hơn. Chẳng hạn như vẽ tranh.

Hiểu cảm nhận của trẻ

Trẻ em cần được hiểu, lắng nghe, cần được thừa nhận những cảm xúc của trẻ. Khi chúng ta phủ nhận những cảm xúc tiêu cực của trẻ, trẻ sẽ có nguy cơ kìm nén. Chôn chặt những cảm xúc này vào bên trong. Và có thể để lại những ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng.

Con của bạn cảm thấy lo sợ rằng em trai hoặc em gái cướp mất mọi thứ của trẻ: thời gian và tình yêu của cha mẹ, đồ chơi, quần áo,…điều chúng ta cần làm là dạy trẻ thể hiện cảm xúc của trẻ (bằng cách sẵn sàng lắng nghe và chấp nhận). Tất nhiên, cần ngăn chặn một số hành vi nhất định (khi chúng tìm cách tự làm hại bản thân). Và dạy trẻ cách thể hiện hiện sự tức giận một cách phù hợp.